
Bạn sẽ chỉ có một hoặc hai đam mê nhưng có thể có nhiều sở thích.
Điểm khác biệt mấu chốt đó là khi bạn xem trọng thứ gì đó và luôn có cảm xúc mãnh liệt với nó, đó chính là đam mê.
Nếu bạn cảm thấy thư giãn khi làm hoạt động nào đó và không thấy quá phấn khích vì nó, thì có vẻ đó là sở thích.
Hãy xem xét những sở thích và cảm nhận của bạn về chúng, sau đó dùng vài phương pháp để kiểm tra cái nào là thứ bạn thực sự đam mê.
Sau đây là Cách xác định sở thích và đam mê của bản thân
Xem xét bạn dành thời gian như thế nào cho hoạt động đó
Bạn hãy chú ý xem hoạt động nào mà mình thường xuyên nghĩ đến nhất
Khi bạn lái xe, cố dỗ giấc ngủ hay tập thể dục, hãy chú ý xem bạn nghĩ về thứ gì nhiều nhất.
Nếu thấy mình thường xuyên nghĩ về một hoạt động mà bạn đang không thực hiện, vậy thì đó có khả năng là đam mê của bạn.’
Sở thích thường chỉ chiếm giữ tâm trí khi bạn đang thực hiện chúng, hoặc thỉnh thoảng vào những lúc khác.
Đam mê thì sẽ gắn với bạn cả ngày và bạn luôn nghĩ về chúng ở nhiều khía cạnh.
Nếu bạn thường xuyên tìm kiếm hàng thanh lý và cửa hàng đồ cũ, thường xuyên kiểm tra các tài khoản bán hàng trực tuyến của mình và cố gắng thu hút khách hàng, thì mua bán đồ cũ có thể là đam mê của bạn.
Xem quỹ thời gian bạn dành cho hoạt động
Cách xác định sở thích và đam mê của bản thân? Hãy chú ý những gì bạn làm trong ngày và cả tuần.
Bạn có thể nhận thấy hoạt động mà bạn thường xuyên thực hiện hoặc thực hiện trong thời gian dài nhất.
Những hoạt động bạn dành thời gian nhiều như thế có thể là đam mê của bạn đấy.
Ví dụ, trong một tuần ngày nào bạn cũng chơi guitar, chơi bóng rổ hai lần, làm thơ 4-5 lần và chơi game trên Xbox một lần.
Vậy guitar và làm thơ là những ứng viên sáng giá cho đam mê, còn bóng rổ và Xbox chỉ là sở thích.
Nhận biết thời gian trôi nhanh thế nào
Sau khi thực hiện một hoạt động nào đó, hãy kiểm tra đồng hồ.
Khi theo đuổi đam mê, bạn sẽ không nhận thức được thời gian đã trôi nhanh thế nào, bởi vì bạn quá chìm đắm đến nỗi quên đi thời gian.
Nếu bạn thường xuyên kiểm tra đồng hồ, khả năng cao đó chỉ là sở thích.
Ví dụ, nửa tiếng chơi bóng rổ là nhiều, nhưng hai tiếng rưỡi đánh guitar sẽ trôi qua nhanh như hai phút vì đó đã là đam mê.
Nhận thức những lúc bạn bỏ cả nhiệm vụ của mình để làm việc đó
Cách xác định sở thích và đam mê của bản thân? Hãy nhìn vào mớ việc công ty và việc nhà và xem liệu thứ gì sẽ chen vào giữa những nhiệm vụ đó.
Nếu bạn có xu hướng bận rộn với một hoạt động khác hơn là công việc được giao thì tức là bạn đã đặt đam mê của mình lên trên hết.
Ví dụ, bạn đang làm một dự án nghiên cứu.
Thay vì đọc tài liệu về chủ đề đó, bạn lại dành cả giờ đồng hồ để chụp một tấm ảnh thật đẹp cho bài thuyết trình.
Vậy thì, nhiếp ảnh có thể là đam mê của bạn.
Xem xét thái độ
Hãy hỏi bản thân rằng hoạt động đó khiến bạn cảm thấy thư giãn hay căng thẳng
Hãy bắt đầu thực hiện hành động đó một lúc, và đánh giá cảm nhận lúc đó.
Nếu bạn cảm thấy vui vẻ và thanh thản, thì bạn đang làm việc mình thích.
Nếu bạn thấy hơi thất vọng, hay ít nhất hơi căng thẳng và tập trung, bạn đang làm việc với đam mê.
Nghe có vẻ điên rồ, nhưng đam mê thường khiến bạn khổ sở.
Bởi vì bạn quan tâm đến nó, nên theo đuổi đam mê không phải luôn là trải nghiệm thư giãn.
Sở thích thường vui và dễ chịu, nên bạn sẽ khá thanh thản khi thực hiện chúng.
Ví dụ, bạn có thể lập xưởng mộc và bắt đầu đóng thứ gì đó.
Nếu bạn cảm thấy mình vô cùng tập trung và lo lắng, thì nghĩa là bạn đang đam mê với việc làm mộc.
Nếu đó không phải đam mê, bạn sẽ thấy thư giãn hơn.
Xác định xem bạn có muốn tiến bộ trong lĩnh vực đó không
Cách xác định sở thích và đam mê của bản thân? Hãy thực hiện hoạt động đó thường xuyên hơn một chút.
Bạn hãy chú ý xem bản thân đang làm việc chăm chỉ để trở nên giỏi hơn hay chỉ đơn giản là tận hưởng khoảnh khắc.
Bạn sẽ làm việc chăm chỉ hơn khi đó làm đam mê hơn là sở thích.
Nếu là đam mê, bạn sẽ cố gắng để trở thành người giỏi nhất ở lĩnh vực đó.
Ngược lại, bạn sẽ chỉ cần cảm giác thỏa mãn khi chơi đùa với sở thích.
Ví dụ, nếu bạn thường nấu ăn theo công thức mang tính thử thách, thì đó là đam mê. Còn nếu bạn chỉ trổ tài nấu món hầm cay hay làm bánh quế hết lần này đến lần khác, thì đó chỉ là sở thích nấu nướng.
Đặt câu hỏi rằng hoạt động đó có liên hệ tới các giá trị và niềm tin của bạn không
Hãy lập danh sách những giá trị bạn có trong cuộc sống, xã hội, hay đức tin hoặc hệ thống niềm tin.
Nếu có hoạt động nào phù hợp với các giá trị này, thì đó chính là đam mê.
Bước này cần suy nghĩ trừu tượng một chút, nên bạn hãy cho thân thời gian để xem lại danh sách.
Ví dụ, bạn có thể xếp các hoạt động như leo núi, ca hát, chơi game vào danh sách sở thích.
Danh sách những giá trị bạn tin tưởng gồm có sự mạo hiểm, giữ sức khỏe, chiêm ngưỡng cái đẹp, và tránh xa công nghệ.
So sánh cả hai danh sách, leo núi có vẻ phù hợp với các giá trị đó, nên nó có thể là đam mê.
Kiểm tra các sở thích
Kể với mọi người về những đam mê tiềm năng, và hỏi xin ý kiến của họ
Hãy chọn ra một hoạt động có thể là đam mê, và nói chuyện với bạn bè về chúng.
Sau đó, hãy hỏi họ xem liệu bạn trông phấn khích hay bình thường khi nhắc về việc đó.
Nếu bạn luyên thuyên nói về chuyện đó và bạn bè bảo trông bạn khá là mãnh liệt với nó, thì đó có thể là đam mê đời bạn.
Khi nói về đam mê bản thân, bạn có thể nói to hơn, nhanh hơn, và nói nhiều.
Bạn sẽ muốn nhắc đến đam mê đó mãi, sẽ phấn khích và không muốn ngừng nói.
Nếu mọi người nói trông bạn không hiểu biết lắm về lĩnh vực đó, và thái độ của bạn đối với nó khá bình thường, thì đó chỉ là sở thích.
Bởi bạn sẽ cảm thấy phấn chấn hơn khi nói về đam mê hơn là khi nhắc tới sở thích.
Dừng hoạt động đó trong khoảng 1 tuần
Cách xác định sở thích và đam mê của bản thân? Hãy chọn một việc bạn sẽ thực hiện mỗi tuần, hay vài ngày, rồi đột ngột dừng hoạt động đó.
Nếu sau đó bạn nghĩ về nó mỗi ngày, cảm thấy nhớ và không muốn làm gì khác, thì bạn đã tìm ra đam mê rồi đấy.
Còn nếu bạn chẳng thấy bận tâm mấy, thì có thể đó chỉ là sở thích.
Nếu bạn thường chơi frisbee vào mỗi thứ tư, thì hãy nghỉ chơi một tuần.
Nếu bạn lấp thời gian trống ấy bằng một việc khác mà không mấy bận tâm, thì đó chỉ là sở thích.
Hãy ngừng việc chỉnh sửa những đoạn video mà bạn thường quay.
Nếu sau 2 ngày mà bạn không thể làm gì khác mà chỉ muốn ngồi vào máy tính để chỉnh video, thì đó chính là đam mê.
Làm trắc nghiệm như một cách hướng dẫn khách quan
Ngoài ý kiến của bản thân, bạn cần tiếp nhận thêm ý kiến khác nhờ vào hệ thống những câu hỏi đã được chuẩn hóa.
Hãy thành thật với cảm xúc của mình về hoạt động đó.
Bạn sẽ học được rằng việc đó có ý nghĩa với bạn như thế nào sau khi làm bài trắc nghiệm chứ không chỉ dựa vào suy nghĩ của bản thân.
Một bài trắc nghiệm chưa chắc có thể cho bạn biết chính xác điều gì là đam mê, điều gì là sở thích.
Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn trở nên khách quan hơn với hoạt động mình đang theo đuổi.
Các trang web như Clarity on Fire, Goodnet, và Paid to Exist có nhiều dạng trắc nghiệm giúp bạn có được nhiều ý tưởng hay hơn về những sở thích có thể phát triển thành đam mê.
- Biết cách kích hoạt năng lượng tích cực và yêu thương, nhận diện và giải phóng cảm xúc tiêu cực mỗi ngày
- Thức tỉnh sức mạnh tâm trí và cảm xúc khổng lồ ngủ yên nhiều năm bên trong bạn.
- Điều khiển được cảm xúc của mình với người đối diện trong bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào?
Câu trả lời sẽ có trong khóa học “Làm chủ tư duy – Thay đổi vận mệnh” của giảng viên Thạch Ruby.
Đăng ký học TẠI ĐÂY..