Mô tả
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về Sữa bột Varna dành cho người già bị tiểu đường có thành phần, công dụng, lợi ích, đối tượng sử dụng giá bao nhiêu?
Tại sao người bệnh đái tháo đường nên dùng sữa?
Theo Diabetes Forecast – một ấn phẩm của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, việc mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) làm tăng nguy cơ bị gãy xương.
Nguy cơ này tăng lên cao hơn khi bạn già đi và khối lượng xương bị mất nhiều hơn.
Tình trạng mất xương nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy xương, giảm khả năng vận động, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Việc tiêu thụ những thực phẩm giàu canxi như sữa giúp giữ cho xương chắc khỏe, từ đó chống lại tình trạng loãng xương.
Tuy nhiên do trong sữa có chứa lactose, một loại đường nên việc tiêu thụ sữa cần được tính vào tổng lượng carbohydrate cơ thể bạn tiêu thụ hàng ngày.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị, mỗi bữa ăn, bệnh nhân đái tháo đường nên tiêu thụ từ 45 đến 60 gram carbohydrate, trong đó bao gồm một khẩu phần sữa (tương đương khoảng 226g sữa).
Cách chọn sữa dành cho người bị tiểu đường như thế nào cho đúng?
Như trên đã đề cập, việc sử dụng sữa rất quan trọng với sức khỏe của người bị đái tháo đường.
Thế nhưng không phải các loại sữa dành cho người bị đái tháo đường bày bán trên thị trường đều phù hợp với bạn.
Người bị đái tháo đường cần canxi, protein để duy trì hoạt động của cơ thể nhưng để việc sử dụng sữa không gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, bạn cần chú ý các chỉ số sau:hàm lượng chất béo, chỉ số đường huyết, và hàm lượng carbohydrate.
Hàm lượng chất béo
Bên cạnh chỉ số về carbohydrate và đường huyết thì chất béo cũng là một chỉ số mà người bệnh đái tháo đường nên chú ý khi chọn mua sữa.
Với người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là người có kèm rối loạn lipid máu nên ưu tiên dùng sữa ít béo hay còn được gọi là sữa gầy.
Người bệnh nên ưu tiên chọn các sản phẩm sữa có chỉ số chất béo dưới 0,1%.

Khi dùng sữa, bạn nên thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, để có thể chọn được sản phẩm sữa phù hợp với túi tiền và tình hình sức khỏe, ngoài tham vấn các thông tin trên Internet hay các chuyên gia dinh dưỡng, bạn đừng quên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị.
Chỉ số đường huyết (glycemic index – GI)
GI là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường.
Chỉ số đường huyết của thực phẩm được phân loại thành 3 cấp: thấp, trung bình, cao.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn so với thực phẩm có chỉ số cao.
Nguyên do là sau khi tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI thấp, lượng đường huyết sẽ tăng từ từ, khi giảm cũng diễn ra chậm rãi giúp bạn duy trì được nguồn năng lượng ổn định.
Điều này có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là dù chỉ số đường huyết trong sữa dành cho người tiểu đường có thấp đến mức nào thì bạn cũng không được sử dụng quá nhiều, vì có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
Hàm lượng carbohydrate
Carbohydrate bao gồm đường, tinh bột, chất xơ có trong các loại trái cây, rau củ quả và các sản phẩm từ sữa.
Carbohydrate tồn tại trong sữa dưới dạng đường lactose.
Lactose là một loại đường tự nhiên cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Một khẩu phần sữa (khoảng 226g) cung cấp 12g carbohydrate.
Do đó, bạn có thể dễ dàng nhận thấy carbohydrate là thành phần chính ảnh hưởng đến đường huyết.
Để việc sử dụng sữa đem lại các lợi ích cho sức khỏe, người bị đái tháo đường nên chọn sữa không đường, có chỉ số hàm lượng carbohydrate thấp.
Hiện có rất nhiều loại sữa dành cho người bệnh đái tháo đường với đa dạng thành phần và các chỉ số khác nhau.
Do đó, khi chọn mua sữa, bạn nên đọc kỹ thành phần, ưu tiên chọn sản phẩm có chỉ số carbohydrate dưới 3,1g/100ml sữa.
Sữa bột Varna của nước nào?
Varna là dòng sữa công thức được sản xuất bởi hãng sữa Nutifood nổi tiếng ở Việt Nam.
Công thức sữa của thương hiệu Nutifood được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển.

Cho công thức độc quyền, được thiết kế dựa trên sự thấu hiểu về sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của người già bị tiểu đường tại Việt Nam, cho nên rất phù hợp với người già Việt Nam.
Với mục tiêu hoạt động “Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia”, thương hiệu Nutifood đã không ngừng đầu tư mạnh mẽ vào các hoạt động nghiên cứu.
Từ đó đưa ra các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, trên quy trình sản xuất khép kín cho người già.
Mới đây, Nutifood ra mắt dòng sản phẩm sữa công thức Sữa bột Varna dành cho người già bị tiểu đường nhằm giúp ổn định người bị tiểu đường.
Điểm khác biệt của Varna Diabetes so với những sản phẩm khác trên thị trường ?
Thực phẩm dinh dưỡng y học Varna Diabetes là một sản phẩm của Nutifood Sweden AB, được sản xuất 100% tại Thụy Điển dưới sự giám sát chặt chẽ bởi Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng Nutifood Thụy Điển – NNRIS.
Với hơn 20 năm am hiểu sâu sắc thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại Việt Nam từ các chuyên gia dinh dưỡng Nutifood.
Nay ứng dụng tinh hoa dinh dưỡng Thụy Điển “Cái Nôi” Của Dòng Sữa Chuẩn Cao Hàng Đầu Thế Giới, Varna Diabetes với chỉ số GI thấp (=26,9) và hệ bột đường Isomaltulose giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Đặc biệt sản phẩm còn giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường sức đề kháng.

Đối tượng nào có thể dùng sản phẩm Varna Diabetes?
- Người bệnh đái tháo đường Type 1.
- Người bệnh đái tháo đường Type 2.
- Người tiền đái tháo đường.
- Người đái tháo đường thai kỳ.
Sản phẩm không chứa gluten, không lactose và thấp cholesterol.
Vì sao sữa Varna sản xuất tại Thụy Điển lại phù hợp với người Việt?
Nhiều người tự hỏi Vì sao Varna Diabetes nhập khẩu 100% tại Thụy Điển lại phù hợp với thể trạng của người bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ tại Việt Nam?
Varna Diabetes được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, với công thức độc quyền thiết kế dựa trên sự am hiểu sâu sắc về thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam.

Cùng là sản phẩm giúp ổn định đường huyết, Varna Diabetes có gì tốt hơn so với những sản phẩm đái tháo đường hiện nay trên thị trường Việt Nam?
Ngoài công dụng ổn định đường huyết nhờ chỉ số đường huyết thấp (GI = 26,9),Varna Diabetes còn giúp người đái tháo đường, tiền đái tháo đường giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp; tăng sức đề kháng, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là kiểm soát cân nặng nhờ công thức hạn chế chất béo.
Thành phần sữa Varna dành cho người già bị tiểu đường
Isomaltulose, hỗn hợp đạm đậu nành và chất béo thực vật (đạm đậu nành, dầu palm, xi-rô glucose, đường sucrose), đạm đậu nành, chất xơ thực phẩm (FOS/ Inulin), calci caseinat, chất tạo ngọt tổng hợp erythritol, chất béo thực vật (dầu đậu nành, dầu dừa, dầu hướng dương), vitamin và khoáng chất (tricalci phosphat, natri clorid, natri ascorbat, magnesi oxyd, DL-alpha-tocopheryl acetat, đồng sulfat, sắt pyrophosphat, kali iodid, niacinamid, natri selenit, cholecalciferol, calci D-pantothenat, kẽm oxyd, mangan sulfat, crom clorid, natri molybdat, retinyl acetat, acid folic, D – biotin, cyanocobalamin, pyridoxin hydroclorid, thiamin mononitrat, phytomenadion, riboflavin, menaquinon), hương liệu tổng hợp dùng cho thực phẩm.
Có chứa sữa và đậu nành.

Lợi ích khi dùng sữa dành cho người già bị tiểu đường
Lợi ích của Sữa bột Varna dành cho người già bị tiểu đường
- Ổn định đường huyết của người bị tiểu đường do sữa chứa Isomaltulose cùng với chất xơ (FOS/ Inulin) giúp ổn định đường huyết.
- Tốt cho tim mạch MUFA, PUFA giúp giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp; Vitamin K2 hỗ trợ ngăn ngừa hiện tượng vôi hóa động mạch, giúp bảo vệ tim mạch.
- Ngăn ngừa loãng xương với canxi, Vitamin D3 cùng với Vitamin K2 tạo hệ xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
- Tăng sức đề kháng vì trong sản phẩm chứa Vitamin A, B, E, C và Kẽm, Selen giúp tăng cường đề kháng, hạn chế tình trạng mệt mỏi ở người bệnh.
- Kiểm soát cân nặng Sản phẩm được phát triển với công thức hạn chế chất béo kết hợp với chất xơ (FOS/ Inulin), nhằm hỗ trợ người sử dụng kiểm soát cân nặng.
- Nuôi ăn qua ống thông Varna Diabetes là sản phẩm đặc biệt có thể sử dụng nuôi ăn qua ống thông theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng. Thể tích sử dụng và độ pha loãng được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng và khả năng dung nạp của người bệnh. Cần thận trọng nhằm tránh sự nhiễm khuẩn trong quá trình chuẩn bị và nuôi ăn qua ống thông.

Đặc điểm nổi bật của sữa dành cho người già bị tiểu đường
Ứng dụng tinh hoa khoa học dinh dưỡng Châu Âu cùng 20 năm am hiểu sâu sắc thể trạng đặc thù của người đái tháo đường, tiền đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ Việt Nam từ Chuyên gia dinh dưỡng NutiFood.
Thực phẩm dinh dưỡng y học Varna Diabetes với công thức đặc chế dưới sự giám sát của Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng NutiFood Thụy Điển – NNRIS, có chỉ số GI thấp (GI = 26,9), giúp ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch và tăng cường sức đề kháng.
Sản phẩm được sản xuất tại Thụy Điển dưới sự giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng NutiFood Thụy Điển.

Sữa bột Vamna dành cho người già bị tiểu đường giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay giá sữa Varna của Nutifood bán ra như sau:
- Lốc 6 Chai 237ml Sữa Bột Pha Sẵn Varna Complete có giá 188,508đ
- Lốc 6 Chai 237ml Sữa Bột Pha Sẵn Varna Diabetes có giá 206,184đ
- Sữa Bột Varna Complete Lon 400g có giá 279,818đ
- Sữa Bột Varna Diabetes Lon 400g có giá 289,636đ
- Sữa Bột Varna Complete Lon 850g có giá 574,364đ
- Sữa Bột Varna Diabetes Lon 850g có giá 594,000đ
- Thùng 24 Chai 237ml Sữa Bột Pha Sẵn Varna Complete có giá 754,032đ
- Thùng 24 Chai 237ml Sữa Bột Pha Sẵn Varna Diabetes có giá 824,736đ

*Mức giá trên được cập nhật mới nhất tại thời điểm tháng 2/2022.
Giá sẽ còn thay đổi tùy theo điểm bán, chương trình khuyến mãi sữa bột của hãng.
Hướng dẫn sử dụng sữa dành cho người già bị tiểu đường
- Rửa tay và dụng cụ thật sạch trước khi pha
- Đun sôi nước trong 5 phút và để nguội dần đến 50oC
- Pha 7 muỗng gạt Varna Diabetes (khoảng 45 g) với 180 ml nước chín ấm (khoảng 50oC)
- Khuấy đều cho đến khi hòa tan hoàn toàn.
- Dùng 2 – 3 ly mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nơi sản xuất: Thuỵ Điển
HSD: 24 Tháng

Cách kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu chuẩn Âu trong sản phẩm Värna Diabetes?
Varna Diabetes 100% sản xuất tại Thụy Điển bởi Nutifood Sweden AB – Södra Vägen 2, 267 39 Bjuv, Thụy Điển, được nhập khẩu nguyên lon về Việt Nam.
Khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm minh bạch bằng việc: quét QR code dưới đáy lon bằng các app chuyên dụng như viber/zalo hoặc quét Barcode trên lon sẽ xuất hiện thông tin nơi sản xuất 100% tại Thụy Điển.
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì.
Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào…
Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:
- Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
- Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…

Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…

Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ.
Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
Với những thông tin về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường ở trên, hy vọng sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.